![]() |
Phó tổng thống Kamala Harris tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC. Ảnh: AP. |
Phát biểu trước các nhà lãnh đạo dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào hôm 18/11, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris khẳng định Mỹ là "cường quốc đầy tự hào ở khu vực Thái Bình Dương" và có sự quan tâm lớn tới việc thúc đẩy một khu vực châu Á - Thái Bình Dương rộng mở, được kết nối chặt chẽ, an toàn và thịnh vượng, AP đưa tin.
"Mỹ duy trì một cam kết kinh tế bền vững đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cam kết này không được tính bằng năm mà bằng nhiều thập kỷ và qua nhiều thế hệ. Không có một đối tác nào kinh tế nào trong khu vực tốt hơn nước Mỹ", Phó tổng thống Harris khẳng định.
Bà Harris cho biết cam kết của nước Mỹ đang được hiện thực hóa bằng các cam kết đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD được nước này cùng các thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển G7 khác huy động.
Bên cạnh đó, Washington cũng đẩy mạnh hợp tác trong khu vực thông qua sáng kiến Khuôn khổ Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương do Mỹ khởi xướng vào đầu năm nay.
Bà Harris cho hay sáng kiến này đã có sự tham dự của nhiều nền kinh tế, đại diện cho 40% tổng GDP của thế giới với mục tiêu "thúc đẩy phát triển công bằng cùng với việc đặt ra các tiêu chuẩn cao về lao động và môi trường, đồng thời khuyến khích sự hợp tác chặt chẽ của khối tư nhân".
![]() |
Phó tổng thống Kamala Harris phát biểu tại hội nghị lãnh đạo các doanh nghiệp trong khuôn khổ APEC. Ảnh: AP. |
Phát biểu của bà Harris tại diễn đàn APEC đã kết thúc một tuần làm việc tích cực của giới lãnh đạo Mỹ, thông qua hàng loạt hội nghị quốc tế quan trọng, cố gắng kết nối với các quốc gia châu Á, trong một nỗ lực nhằm cạnh tranh với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại khu vực này.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden, khi tham dự Hội nghị cấp cao của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Campuchia và Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi G20 tại Bali, Indonesia, cũng nhấn mạnh cam kết của nước Mỹ với khu vực châu Á.
G20 Indonesia
Chỉ cách đây vài tháng, kinh tế Anh vẫn ở tình thế nguy hiểm. Nhưng IMF cho rằng nước này sẽ tránh được một cuộc suy thoái trong năm nay nhờ cầu phục hồi và giá nhiên liệu giảm.
Trung Quốc và Saudi Arabia tẩy chay hội nghị G20 ở Kashmir
Nhiệm kỳ chủ tịch G20 của Ấn Độ đang vấp phải tranh cãi sau khi Trung Quốc và Saudi Arabia tẩy chay hội nghị được tổ chức ở Kashmir - khu vực Ấn Độ có tranh chấp với Pakistan.
Trung Quốc 'dội gáo nước lạnh' vào Mỹ
Bế tắc về việc sắp xếp cuộc gặp giữa bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Trung trong diễn đàn an ninh ở Singapore là trở ngại mới nhất đối với quá trình đối thoại cấp cao giữa hai nước.
Ưu đãi cho Samsung, Intel sẽ mất tác dụng với thuế tối thiểu toàn cầu
Theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, các biện pháp ưu đãi thuế với nhóm doanh nghiệp FDI lớn tại Việt Nam sẽ không còn nhiều tác dụng khi thực thi thuế tối thiểu toàn cầu.
IMF: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng gần 6% năm 2023
Theo các chuyên gia tại IMF, tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 dự kiến đạt 5,8%, đứng thứ 2 khu vực cùng với Campuchia và chỉ xếp sau Philippines.