Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tạp chí điện tủ Tri thức nếu mạng chậm. Đóng

Chuyển đổi số

Quỹ VinIF tiếp sức nhà khoa học trẻ Việt vươn tầm quốc tế

Hơn 1.000 nhà khoa học nhận học bổng của Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF) được tiếp sức để góp phần phát triển văn hóa nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế cho khoa học Việt Nam.

Các học bổng của VinIF được đánh giá là đòn bẩy để người trẻ tiếp nối con đường nghiên cứu khoa học. Quỹ cũng khẳng định các chương trình tài trợ luôn mở rộng mỗi năm nhằm đáp ứng hiệu quả các nhu cầu phát triển của đất nước.

Hệ sinh thái đào tạo - kết nối - chia sẻ

Huỳnh Lê Thái Bảo (trong danh sách Under 30 Forbes Việt Nam 2022) là một trong 150 nghiên cứu sinh tiêu biểu nhận học bổng Tiến sĩ của Quỹ VinIF năm 2022.Với sản phẩm ứng dụng nghiên cứu là công cụ đánh giá bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường dành cho người Việt Nam, anh đã nhận được giải Nhì quốc gia, một giải Nhì và một giải Ba cấp khu vực tại Hội nghị chuyên ngành Nội tiết và đái tháo đường.

Trong 4 năm qua đã có hơn 1.000 nhà khoa học nhận được học bổng từ VinIF như Thái Bảo. Không dừng lại ở việc hỗ trợ tài chính, quỹ còn thành lập câu lạc bộ VinIF Alumni nhằm kết nối và tạo môi trường trao đổi học thuật cho các bạn trẻ đã nhận học bổng, góp phần hình thành cộng đồng nghiên cứu - đào tạo - kết nối - chia sẻ tiệm cận với chuẩn mực quốc tế.

VinIF,  Doi moi sang tao anh 1

GS Vũ Hà Văn - Giám đốc Khoa học Quỹ VinIF - chia sẻ về mục tiêu xây dựng văn hóa nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp tại Việt Nam.

“Việc đặt câu hỏi chỉ có được qua các cuộc trao đổi, phản biện, phân tích tận cùng lý lẽ của vấn đề. Và các cuộc thảo luận có thể biến vấn đề phức tạp trở nên thông suốt. Đó là lý do quỹ thành lập câu lạc bộ VinIF Alumni để các nhà khoa học trẻ được đặt câu hỏi, trao đổi và va chạm học thuật”, GS Vũ Hà Văn, Giám đốc Khoa học Quỹ VinIF, cho biết.

VinIF,  Doi moi sang tao anh 2

Các chương trình học bổng của VinIF ghi nhận những con số nổi bật trong 4 năm triển khai.

Ngoài ra, quỹ còn hỗ trợ các trường đại học trong nước phát triển các ngành học mũi nhọn. Năm 2020, quỹ triển khai chương trình tài trợ và hợp tác đào tạo Thạc sĩ Khoa học dữ liệu, nhằm hỗ trợ nguồn lực tài chính và công nghệ cho các cơ sở đào tạo. Đồng thời, đây là cơ hội giúp học viên cao học có điều kiện học tập, nghiên cứu đạt tầm quốc tế.

“Sự hỗ trợ về cơ sở vật chất, học bổng và yếu tố quốc tế hóa đã tạo nên sức hút và sức bật cho chương trình thạc sĩ giữa VinIF và Đại học Bách khoa Hà Nội”, PGS Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, khẳng định.

VinIF,  Doi moi sang tao anh 3

Chương trình tài trợ và hợp tác đào tạo Thạc sĩ Khoa học dữ liệu đã đạt được kết quả ấn tượng sau 2 năm triển khai.

Với sự thúc đẩy của VinIF, Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo đã trở thành hai ngành mới trong danh mục đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2022, khẳng định hướng đi đúng đắn trong việc xây dựng nguồn nhân lực khoa học công nghệ của Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Từ khi ra đời, VinIF liên tục mở mới các chương trình tài trợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà khoa học trẻ được toàn tâm toàn ý nghiên cứu và phát triển năng lực cá nhân.

Năm 2019, quỹ triển khai chương trình học bổng thạc sĩ, tiến sĩ trong nước. Chương trình tài trợ và hợp tác đào tạo Thạc sĩ Khoa học dữ liệu được tiến hành năm 2020.

Năm 2021, VinIF là đơn vị tư nhân đầu tiên triển khai chương trình học bổng sau tiến sĩ (30 suất học bổng với mức 30 triệu đồng/tháng) nhằm thu hút tiến sĩ trẻ thực hiện nghiên cứu tại Việt Nam. Năm 2022, quỹ tiếp tục tăng số lượng học bổng này lên 60 suất và dự kiến năm 2023 là 90 suất.

VinIF,  Doi moi sang tao anh 4

Tọa đàm “Hỗ trợ và Đào tại các tài năng trẻ” do VinIF tổ chức.

Sau 4 năm đồng hành cùng các nhà khoa học trẻ, quỹ đã tài trợ 1.150 học bổng sau đại học với tổng giá trị 172 tỷ đồng cho học viên cao học, nghiên cứu sinh và tiến sĩ xuất sắc. Đây đều là các nhà khoa học trẻ được hội đồng khoa học của quỹ xét chọn qua các vòng đánh giá khắt khe và nghiêm túc.

“Họ là nòng cốt và người truyền lửa cho thế hệ tiếp nối, hướng tới góp phần xây dựng và phát triển văn hóa nghiên cứu khoa học sáng tạo, chuyên nghiệp, đạt chuẩn mực quốc tế”, GS Vũ Hà Văn đánh giá.

Sự ra đời của VinIF với tư duy và tầm nhìn khác biệt được xem là một động lực mới cho nền khoa học Việt Nam. GS Hồ Tú Bảo, người từng có hơn 20 năm làm việc tại Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST) cho rằng học bổng là “phần thưởng” ý nghĩa mà xã hội dành cho những người có năng lực và tinh hoa.

Từ những thành quả ấn tượng mà VinIF mang lại, nhiều nhà khoa học đề xuất quỹ có thể triển khai thêm chương trình học bổng cho cử nhân, mở rộng tài trợ học bổng ở lĩnh vực xã hội nhân văn và có thêm các giải thưởng cho luận án tiến sĩ.

Mai Trà

Bạn có thể quan tâm