Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tạp chí điện tủ Tri thức nếu mạng chậm. Đóng

Chuyển đổi số

Hình ảnh tàu vũ trụ đâm thiên thạch để thử cứu Trái Đất

Vệ tinh đồng hành cùng con tàu vũ trụ trong sứ mệnh DART đã chụp lại những hình ảnh cận cảnh sau vụ va chạm.

Mô phỏng tàu vũ trụ lao vào hành tinh đôi để đổi hướng đi. Ảnh: NASA.

Rạng sáng 27/9 (giờ Việt Nam), tàu vũ trụ thuộc sứ mệnh thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh đôi (Double Asteroid Redirection Test – DART) thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos, đánh dấu kết thúc của một sứ mệnh lần đầu được thực hiện.

Nhiệm vụ của sứ mệnh là thử nghiệm kỹ thuật mới của NASA nhằm chủ động thay đổi quỹ đạo quay của một hành tinh, ngăn chặn các vật thể vũ trụ có khả năng tàn phá sự sống trên Trái Đất trong tương lai. Cụ thể, mục tiêu của tàu vũ trụ là tiểu hành tinh Dimorphos.

Trước khi va chạm, kỹ sư NASA đã gửi lệnh cho DART chụp lại những hình ảnh cuối cùng. Tuy nhiên, con tàu chỉ có thể truyền về một dải mã số ghi lại tọa độ cuối cùng của mình. Phần còn lại của hình ảnh đã không tới được Trái Đất trước khi vụ va chạm xảy ra.

Va cham thien thach anh 1

Hình ảnh cuối cùng được DART ghi lại trước khi va chạm với tiểu hành tinh. Ảnh: NASA.

Lường trước được điều này, NASA đã triển khai một vệ tinh nhỏ song hành cùng DART 15 ngày trước khi va chạm với nhiệm vụ chụp lại khoảnh khắc cuối cùng của con tàu vũ trụ xấu số.

Hôm 28/9, tiểu vệ tinh có tên LICIACube (Light Italian CubeSat for Imaging of Asteroids) đã đưa về những hình ảnh đầu tiên về sứ mệnh DART.

Trước khi va chạm, LICIACube di chuyển song song với DART ở một khoảng cách an toàn. Khoảng 3 phút sau vụ va chạm, khi rủi ro thấp đi, vệ tinh bay qua và sử dụng hệ thống camera kép của mình để chụp ảnh.

Trong những hình ảnh này, người xem có thể thấy các mảnh vỡ của trôi lơ lửng xung quanh Dimorphos. Đây là hậu quả khi DART lao xuống bề mặt của tiểu hành tinh với tốc độ 22.530 km/giờ. LICIACube cũng chụp ảnh phía xa của tiểu hành tinh và một vài bức ảnh chi tiết về khu vực xung quanh.

"Những gì LICIACube chứng kiến ​​và ghi lại sẽ cung cấp cho chúng tôi thông tin rất quan trọng”, Andrew Cheng, trưởng nhóm nghiên cứu của sứ mệnh DART, đồng thời là nhà khoa học thiên văn tại Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Johns Hopkins cho biết.

Tiếp theo, nhóm nghiên cứu sứ mệnh DART sẽ có kế hoạch điều tra những hình ảnh này với độ chính xác cao. “Điều này nhằm đảm bảo nếu có một tiểu hành tinh nguy hiểm lao về phía Trái đất, chúng ta sẽ biết phải làm gì”, Phó giáo sư Katarina Miljkovic của Trường Khoa học Trái đất và Hành tinh thuộc Đại học Curtin ở Australia, cho biết.

Trong một vài năm nữa, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu cũng có ý định phóng con tàu DART của riêng mình, được đặt tên là HERA. Con tàu này sẽ song hành cùng LICIACube với nhiệm vụ nghiên cứu hậu quả của vụ va chạm.

Tuy nhiên, sẽ mất vài tháng trước khi các nhà khoa học tiết lộ câu trả lời về việc liệu DART có thực sự làm lệch quỹ đạo của Dimorphos hay không.

Tên lửa mạnh nhất của NASA lại gặp lỗi

Đợt phóng ngày 3/9 của tên lửa SLS cho sứ mệnh Artemis I tiếp tục bị hủy do sự cố rò rỉ hydro lỏng, được phát hiện 3 tiếng trước giờ cất cánh.

NASA công bố hình ảnh thiên hà xoắn ốc ấn tượng

Ảnh chụp thiên hà Phantom, cách Trái Đất 32 triệu năm ánh sáng, được NASA thu từ kính viễn vọng Hubble và James Webb.

Bức ảnh mới nhất chụp từ kính viễn vọng 10 tỷ USD

Không chỉ phân tích các thiên hà xa xôi, kính viễn vọng James Webb còn có thể quan sát những hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, nằm rất gần Trái Đất.

Việt Anh

Bạn có thể quan tâm