Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tạp chí điện tủ Tri thức nếu mạng chậm. Đóng

Chuyển đổi số

TL;DR

Câu hỏi lớn ở nhiều quốc gia sau khi nữ hoàng Anh qua đời

Tại các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung có lịch sử là thuộc địa của Anh, sự ra đi của nữ hoàng làm sống lại các cuộc thảo luận về một tương lai độc lập hơn.

thach thuc lon anh 1

Millicent Barty đã dành nhiều năm cố gắng khép lại quá khứ cho đất nước của mình. Bà ghi chép lại lịch sử truyền miệng của quần đảo Solomon và quảng bá văn hóa của người Melanesia. Mục tiêu của bà là trân trọng lịch sử và kiến thức bản địa, chứ không chỉ những gì mà Đế quốc Anh mang đến.

Thế nhưng vào sáng 9/9, khi được hỏi về sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth II, bà Barty thở dài và cau mày. Bà nhớ lại cuộc gặp gỡ với nữ hoàng vào năm 2018 tại một chương trình dành cho các nhà lãnh đạo trẻ của Khối thịnh vượng chung.

“Tôi yêu nữ hoàng. Tôi rất buồn”, bà vừa nói vừa nhâm nhi cốc cà phê trên đảo Solomon ở Thái Bình Dương, cách Cung điện Buckingham gần 15.000 km.

Để tìm ra một phản ứng dung hòa giữa một nữ hoàng nhân từ và di sản của Đế quốc Anh là bài toán hóc búa đối với nhiều nước thời hậu đế quốc.

Hoàng gia Anh trị vì nhiều lãnh thổ và dân tộc hơn bất kỳ chế độ quân chủ nào khác trong lịch sử. Sự qua đời của Nữ hoàng Elizabeth đã tạo ra một cú hích để giải quyết quá khứ một cách trọn vẹn hơn và xóa bỏ dấu tích của nó.

"Chế độ quân chủ sẽ đi theo hướng nào sau khi nữ hoàng qua đời?", Michele Lemonius, người lớn lên ở Jamaica và gần đây hoàn thành bằng tiến sĩ ở Canada, tập trung vào bạo lực thanh thiếu niên ở các thuộc địa cũ, nới với New York Times.

“Đã đến lúc cần phải đối thoại".

thach thuc lon anh 2

Tại các nước từng là thuộc địa của Anh, sự qua đời của Nữ hoàng đã làm sống lại những lời kêu gọi mạnh mẽ hơn cho nền độc lập hoàn toàn. Ảnh: Hoàng gia Anh.

Câu hỏi lớn

Nhiều thuộc địa cũ của Anh vẫn gắn kết với nhau thông qua Khối thịnh vượng chung, một hiệp hội tự nguyện gồm 56 quốc gia. Phần lớn các nước này được kết nối bởi lịch sử từng là thuộc địa của Anh, với hệ thống pháp luật và chính trị tương đồng và các tổ chức thúc đẩy giao lưu thể thao, văn hóa và giáo dục.

Hầu hết thành viên của Khối thịnh vượng chung là các nước cộng hòa độc lập và không có quan hệ chính thức với hoàng gia Anh. Nhưng 14 nước trong số họ là các nước có chế độ quân chủ lập hiến và coi Nữ hoàng Anh là nguyên thủ quốc gia, một vai trò chủ yếu mang tính biểu tượng.

thach thuc lon anh 3

Nữ hoàng Elizabeth trong một chuyến công du đến Thái Bình Dương năm 1982, một trong những điểm đến của bà là quần đảo Solomon. Ảnh: AFP.

Ngày 10/9, Thủ tướng của Antigua và Barbuda đã công bố kế hoạch tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc quốc đảo này trở thành một nước cộng hòa trong vòng 3 năm.

Ấn Độ và Pakistan trở thành các quốc gia độc lập vào năm 1947 và tuyên bố trở thành các nước cộng hòa vào những năm 1950. Nigeria cũng làm như vậy trong thập kỷ tiếp theo.

Sri Lanka trở thành một nước cộng hòa vào năm 1972, trong khi quốc gia gần đây nhất cắt đứt quan hệ với Vương quốc Anh là Barbados vào năm 2021.

Tại Australia, Bahamas, Belize, Canada và Jamaica, các cuộc tranh luận diễn ra trong nhiều năm về mối quan hệ giữa nền dân chủ của các nước này với một vương quốc xa xôi đã bắt đầu nóng trở lại.

Từ Caribe đến Thái Bình Dương, một câu hỏi đang được đặt ra: “Tại sao chúng ta phải thề trung thành với một quốc vương ở London?”.

Theo New York Times, sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth II chắc chắn sẽ là một bước ngoặt.

Mark McKenna, một nhà sử học tại Đại học Sydney cho hay: “Nữ hoàng, theo một cách nào đó, chỉ cần bà ở đó, các mảnh ghép trong bộ ghép hình tự động gắn kết với nhau”.

"Nhưng giờ đây tôi không chắc điều này sẽ tiếp tục tồn tại”, ông nói.

Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với người kế vị của nữ hoàng quá cố là Vua Charles III, ở tuổi 73.

thach thuc lon anh 4

Con trai của Nữ hoàng Elizabeth, cũng là người kế vị bà, được dự đoán là sẽ đối mặt thách thức không nhỏ. Ảnh: AFP.

Biểu tượng của sự thống nhất

Triều đại của Nữ hoàng Anh Elizabeth II bắt đầu khi cha bà qua đời năm 1952. Vào ngày Giáng sinh năm 1953, trong một bài phát biểu từ Auckland, New Zealand, bà nhấn mạnh rằng ý tưởng của bà về một Khối thịnh vượng chung "không giống với các đế chế trong quá khứ".

“Đó là một quan niệm hoàn toàn mới, được xây dựng dựa trên những phẩm chất tốt đẹp hơn của con người: Tình bạn, lòng trung thành và khát vọng tự do và hòa bình”, bà nói.

Nữ hoàng Elizabeth II đã đến thăm gần 120 quốc gia. Bà đã gặp nhiều nhà lãnh đạo hơn bất kỳ vị giáo hoàng nào.

Với cương vị và nụ cười nhân từ của mình, Nữ hoàng Elizabeth II đã cố gắng làm dịu đi hình ảnh của quá khứ.

Robert Aldrich, một nhà sử học tại Đại học Sydney, cho biết: “Chế độ quân chủ của Anh đã cho thấy khả năng phát triển qua nhiều thời kỳ, từ thuộc địa sang chế độ quân chủ hậu thuộc địa. Nữ hoàng đã thực hiện việc tái thiết khá tốt”.

Không giống như nhiều nhân vật chính trị của Anh, bà nhanh chóng chấp nhận nền độc lập của các thuộc địa cũ. Bà thường bày tỏ sự chấp thuận của mình bằng các phần thưởng.

Sau khi quần đảo Solomon theo đuổi độc lập vào những năm 1970, bà phong tước hiệp sĩ cho thủ tướng đầu tiên của đất nước, ông Peter Kenilorea. Con trai của ông, Peter Kenilorea Jr., hiện tại là một thành viên của Quốc hội, khi đó mới 10 tuổi.

“Tôi nhớ mình đã rất lo lắng, và nụ cười của bà đã khiến tôi dễ chịu như thế nào”, ông nói.

Nhiều thập kỷ sau, Nữ hoàng Elizabeth vẫn được nhiều người coi là biểu tượng của sự thống nhất. Ngay cả ở những quốc gia phát triển một nền cộng hòa, người dân thấy mình có tình cảm với nữ hoàng.

Sarah Kirby, 53 tuổi, một nhà điều hành quan hệ công chúng ở Bahamas, chia sẻ: “Bà ấy không chỉ là Nữ hoàng của đất nước tôi”. Đối với tôi, bà ấy cũng là một biểu tượng đáng kinh ngạc về những gì một người phụ nữ có thể làm và cách để phục vụ đất nước với danh dự và cũng là trụ cột của đất nước”.

Sự chỉ trích

Tuy nhiên, khi nữ hoàng già qua đời, nhiều cuộc tranh luận lại trở lại.

Tại các thuộc địa cũ trên toàn thế giới, người dân ngày càng mong muốn sự đền bù cho quá khứ.

Tại buổi lễ vào tháng 11/2021 đánh dấu sự kết thúc địa vị của nữ hoàng với tư cách là nguyên thủ quốc gia của Barbados, Vua Charles III, lúc đó còn là Thái tử Charles đã thừa nhận những sai trái ở thuộc địa cũ của Anh.

Tại Jamaica vào tháng 3, Hoàng tử William và vợ đã vấp phải các cuộc biểu tình yêu cầu một lời xin lỗi và bồi thường.

Vào tháng 8, Tổng thống Nana Akufo-Addo của Ghana - quốc gia giành được độc lập từ Anh vào năm 1957 - đã kêu gọi các quốc gia châu Âu bồi thường cho châu Phi vì hành động buôn bán nô lệ đã cản trở “tiến bộ kinh tế, văn hóa và tâm lý” của lục địa này.

Tuy nhiên, cố gắng thoát khỏi ảnh hưởng là một quá trình rất lâu dài và khó khăn.

Hình ảnh của Nữ hoàng được in trên tiền tệ của nhiều quốc gia và tên của bà được đặt cho các bệnh viện và con đường. Các tổ chức như Hướng đạo sinh đã tạo ra nhiều thế hệ thề nguyện trung thành với nữ hoàng, và hệ thống giáo dục ở nhiều quốc gia vẫn ưu tiên mô hình thuộc địa của Anh.

Tiến sĩ Lemonius, người điều hành các dự án cộng đồng ở Jamaica, cho biết: “Những con mắt vẫn hướng về nữ hoàng, Một khi bạn rời mắt khỏi tầm nhìn đó đủ lâu, bạn sẽ có thời gian để bắt đầu nhìn lại bản thân và tiến tới việc tái thiết”.

Trong một cuộc thăm dò ý kiến tại Australia, chỉ có một số ít người ủng hộ việc phát triển đất nước của họ trở thành một nước cộng hòa. Còn tại New Zealand vào năm ngoái, chỉ 1/3 người được hỏi bày tỏ sự ủng hộ đối với điều này.

thach thuc lon anh 5

Người dân Australia đặt vòng hoa tưởng nhớ trước tượng Nữ hoàng Elizabeth II tại Canberra. Ảnh: AFP.

Barty, 31 tuổi, từng học ở Anh và tại Đại học Columbia, cho biết các thuộc địa trước đây của Nữ hoàng vẫn sẽ tiếp tục phát triển. Theo cô, lối tư duy của người phương Tây và người bản xứ có thể bổ sung cho nhau.

Và có lẽ, quá trình này bắt đầu với những gì Nữ hoàng đã cố gắng thể hiện, cô nói.

“Đối với cá nhân tôi, điều mà Nữ hoàng đề cao - cũng là điều mà tôi cảm thấy cần là một di sản lâu dài mà giới trẻ chúng tôi cần thấm nhuần - chính là sự phục vụ. Bà đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, đã sống một cuộc đời có trách nhiệm, đến tận ngày bà mất”.

Toàn cảnh lễ tang nữ hoàng Anh trong video 2 phút Lễ tang nữ hoàng diễn ra ở Tu viện Westminster. Linh cữu được rước đến Cổng vòm Wellington và chuyển lên xe tang, khởi hành đến nơi an nghỉ cuối của bà trong Lâu đài Windsor.

Vua Charles III dẫn đầu đoàn rước phía sau linh cữu nữ hoàng

Vua Charles III đi bộ dẫn đầu đoàn rước phía sau xe chở linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II từ Cung điện Holyroodhouse đến nhà thờ St Giles.

Tây Ban Nha dậy sóng vì nhiều người chết ở lễ hội chạy đua với bò

Lễ hội chạy đua với bò tót vốn gây tranh cãi của Tây Ban Nha một lần nữa trở thành tiêu điểm bàn luận, gây ra những chia rẽ về chính trị.

Lê Ngọc

Theo New York Times

Bạn có thể quan tâm