Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tạp chí điện tủ Tri thức nếu mạng chậm. Đóng

Chuyển đổi số

Thế hệ người Mỹ ăn bám gia đình

Thường được khuyến khích ra ở riêng khi đủ 18 tuổi hoặc học đại học, nhưng người trẻ Mỹ ngày càng mong muốn chung sống cùng gia đình vì có thể tiết kiệm tiền bạc.

Những người trưởng thành, chọn sống chung với bố mẹ để tiết kiệm chi phí tạo nên “thế hệ boomerang”. Ảnh: Olivia West.

Theo dữ liệu của Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) năm 2021, cứ 4 người trẻ Mỹ (25-34 tuổi) lại có một người sống chung với cha mẹ hoặc người thân lớn tuổi.

Tỷ lệ người trẻ sinh sống tại các gia đình nhiều thế hệ đạt khoảng 9%, tăng từ 6% vào năm 2001, theo The Wall Street Journal.

Chi phí nhà ở đắt đỏ và những thách thức khác đã khiến nhiều người trưởng thành chọn sống chung với bố mẹ, tạo nên “thế hệ boomerang”.

Ở chiều ngược lại, một số bậc phụ huynh ở xứ cờ hoa, không đợi đến khi nghỉ hưu hoặc cần người chăm sóc, cũng có mong muốn chuyển đến sống cùng con cái.

Theo Hiệp hội Môi giới Địa ốc Quốc gia Mỹ, 14% khách hàng mua nhà cho gia đình đa thế hệ vào năm 2022, tăng 3% so với năm 2021.

Lợi ích

Năm 2022, Darin Freeman (30 tuổi), kinh doanh đồ gia dụng, quần áo và đồ trang điểm trên mạng xã hội, cùng chồng mua ngôi nhà rộng 300 m2 ở Tampa (Florida, Mỹ).

Cặp đôi dành một năm để thuyết phục bố cô, ông Daniel Kane, cùng vợ và con gái riêng chuyển đến sống cùng.

Vợ chồng Freeman mời bố làm quản lý. Công việc của ông là liên hệ với các nhà sản xuất, theo dõi lượng hàng tồn kho và thử nghiệm sản phẩm mới với mức lương khoảng 5.000 USD/tháng.

Ban đầu, ông Kane rất do dự. Với công việc hiện tại, ông nhận được 120.000 USD/năm, nhưng đồng nghĩa ca làm việc kéo dài suốt 12 giờ, cộng thêm 2 giờ đi lại.

“Tôi sắp bước sang tuổi 49, mệt mỏi với việc cống hiến bản thân để kiếm tiền cho người khác. Tôi thà làm việc cho con gái mình”, ông cho hay.

Ngoài ra, ông Kane cũng muốn dành nhiều thời gian cho con, cháu ngoài những chuyến du lịch hàng năm.

Song chung voi bo me anh 1

Gia đình 3 thế hệ của Darin Freeman tại căn nhà rộng 300 m2 ở Tampa (Mỹ). Ảnh: Zack Wittman/The Wall Street Journal.

Vợ chồng Freeman trả tiền thế chấp nhà, người bố phụ trách mua đồ tạp hóa, vợ ông dọn dẹp nhà cửa và cùng trông 2 người cháu. Mọi chi phí sinh hoạt đều được phân chia rõ ràng, rành mạch. Đây cũng là cách giúp gia đình họ vượt qua thời “bão giá” do lạm phát leo thang.

“Chúng tôi nhận được nhiều sự giúp đỡ từ bố mẹ. Chúng tôi có nhiều thời gian hơn để làm những việc mình thích”, Freeman chia sẻ.

Theo Pew, nhiều người lớn tuổi trong các hộ gia đình đa thế hệ nói rằng việc sống với các thành viên khác ít nhiều cũng có phần tích cực, mặc dù gần 1/4 cho biết điều đó thường rất căng thẳng.

Mất đi sự riêng tư

Kể từ năm 2018, Simon DoQuang (31 tuổi) và vợ Alexis DoQuang (28 tuổi) sống với bố vợ, ông Louis (62 tuổi), trong căn nhà 4 phòng ngủ ở thành phố Ellicott với khoản thế chấp 2.425 USD/tháng.

Ông Louis mắc bệnh Parkinson (rối loạn thần kinh) và thường xuyên cần sự giúp đỡ.

Song chung voi bo me anh 2

Gia đình DoQuang cảm thấy không còn nhiều không gian riêng tư khi sống cùng bố mẹ. Ảnh: Zack Wittman/The Wall Street Journal.

Trong khi đó, vợ chồng Simon bận rộn với công việc và cần người trông 2 đứa con của họ.

Mùa hè năm 2020, hai người thuyết phục mẹ của Simon, bà Anna DoQuang, chuyển đến nhà của họ sinh sống để giúp trông cháu.

Simon đề nghị trả tiền cho mẹ hàng tháng.

Được bố mẹ giúp đỡ việc trông nom nhà cửa, con cái, nhưng đôi vợ chồng trẻ cảm thấy mình đánh mất sự riêng tư. Họ cũng phải hạn chế việc thể hiện tình cảm khi ở nhà.

Trong khi đó, bà Anna cũng nhớ khoảng thời gian khi sống một mình, dù phải đối mặt với chi phí sinh hoạt đắt đỏ.

“Có rất nhiều ưu và nhược điểm khi sống cùng bố mẹ. Chúng tôi đang nghĩ đến việc có thể bán ngôi nhà này vào năm tới để có thể tách khỏi họ”, Simon nói.

Lừa tiền bạn thân để nuôi chồng thất nghiệp

Lợi dụng lòng thương của chủ nhà, Xiaowu lừa lấy khoản tiền lớn trong thời gian dài để chi tiêu cho gia đình, ăn uống với bạn bè và cho chồng tới 10.000 nhân dân tệ/tháng.

'Giải oan' cho Gen Z

Tác giả của cuốn sách "Gen Z, Explained: The Art of Living in a Digital Age" (tạm dịch: Giải mã Gen Z: Nghệ thuật sống trong kỷ nguyên số) tin rằng đây là thế hệ lạc quan, có suy nghĩ nghiêm túc dù là người đang đi học, đi làm hay đã có gia đình. Nhóm tác giả cũng bác bỏ tuyên bố rằng thế hệ Z đang trưởng thành quá chậm hoặc thiếu kỹ năng tư duy phản biện. Họ nhận thấy thế hệ này đang phải chịu quá nhiều phán xét tiêu cực.

Lê Na

Bạn có thể quan tâm