Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tạp chí điện tủ Tri thức nếu mạng chậm. Đóng

Chuyển đổi số

Từ bỏ cầu duyên, chỉ đi chùa xin tiền tài

So với mong ước sớm tìm được tình yêu, lập gia đình, ngày càng nhiều người trẻ Trung Quốc hy vọng có công việc ổn định, thăng tiến hơn.

Tỷ lệ kết hôn, sinh con ở Trung Quốc ngày càng giảm những năm gần đây. Ảnh: AP.

Trong đoạn video do một phụ nữ trẻ quay tại đền Baotong ở tỉnh Hồ Bắc ngày 5/3, hàng chục người xếp hàng trước điện Thần Tài. Ngược lại, rất ít người đến điện Thần Tình duyên gần đó dù nơi này nổi tiếng là mang lại may mắn trong hôn nhân cho mọi người.

Người phụ nữ họ Zhang cho biết cô cảm thấy cảnh tượng này khá hài hước: "Đối với những người trẻ chúng tôi, kiếm tiền quan trọng hơn".

Xu hướng này cũng phù hợp với sự sụt giảm tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc những năm gần đây, được nhiều người trẻ hưởng ứng. Đối với nhiều người, chi phí cho hôn nhân và nuôi dạy con cái cao, cũng như việc ly hôn ngày càng khó khiến họ không muốn kết hôn, theo South China Morning Post.

Tháng 9/2022, người dùng Weibo có tên @Shipeilewo cũng đăng tải những bức ảnh so sánh số lượng thẻ nguyện ước bên trong đền Xiangshan ở Bắc Kinh. Theo đó, lượng thẻ ở bên "sự nghiệp triển vọng" cao hơn nhiều so với bên "tình yêu bền chặt" và "sớm sinh con khỏe mạnh".

Trung Quoc di chua anh 1

Hàng dài người xếp hàng cầu tài lộc thay vì tình duyên tại nhiều đền chùa Trung Quốc. Ảnh: Weibo.

Đoạn video của Zhang nhận được sự chú ý lớn trên mạng xã hội Trung Quốc.

"Họ cầu đúng trọng tâm đấy. Hôn nhân bây giờ do Thần Tài quản lý", một bình luận viết.

Một người khác hóm hỉnh: "Mọi người cuối cùng đã nhận ra rằng không có tình yêu vẫn ổn, nhưng không có tiền thì không được".

Những năm gần đây, ngày càng nhiều người trẻ Trung Quốc tới đền chùa cầu tài lộc và tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn khi đối mặt căng thẳng và bất ổn ngày càng tăng trong cuộc sống hiện đại. Trên nền tảng Xiaohongshu, hashtag bắt đầu bằng #ThờPhật có gần 20 triệu lượt xem.

Nhiều người trên mạng cũng chia sẻ những lời khuyên về việc thờ cúng, chẳng hạn như tư thế và các bước đúng, những ngôi đền nào là tốt nhất cho các nguyện ước nhất định, thậm chí nhắc nhở mọi người đọc cả số chứng minh nhân dân trong lời cầu nguyện để các vị thần không ban phước nhầm người.

Một số ngôi chùa Trung Quốc cũng nhanh chóng đáp lại sự nhiệt tình của người dân bằng cách thiết lập các tài khoản mạng xã hội chính thức và bán những mặt hàng phiên bản giới hạn như bùa hộ mệnh.

Trung Quoc di chua anh 2

Trung Quốc tìm nhiều biện pháp để khuyến khích giới trẻ kết hôn, sinh con. Ảnh: Reuters.

Trong phần bình luận trong video của Zhang, một phụ nữ 24 tuổi cho biết cô đã chụp ảnh mã QR cúng dường của một ngôi đền và quét nó để quyên góp tiền bất cứ khi nào có điều gì đó không suôn sẻ trong cuộc sống.

Theo Niên giám thống kê Trung Quốc 2022, số người lần đầu kết hôn ở xứ tỷ dân giảm còn 11,6 triệu vào năm 2022. Con số này thấp hơn 700.000 so với năm 2021, và kém xa mức cao nhất từng được ghi nhận là 23,9 triệu vào năm 2013.

Độ tuổi trung bình của những người lần đầu kết hôn cũng tăng đáng kể, từ 24,89 (năm 2010) lên 28,67 (năm 2020), theo Niên giám điều tra dân số Trung Quốc 2020.

Một báo cáo năm 2021 do iiMedia Research công bố cũng nhấn mạnh rằng ngày càng nhiều người trẻ Trung Quốc lựa chọn sống độc thân. Theo báo cáo, hầu hết người tự nhận mình độc thân là phụ nữ trên 30 tuổi, được hưởng nền giáo dục tốt, thu nhập cao và sống ở các thành phố hạng nhất.

Nhằm tăng tỷ lệ kết hôn cũng như mức sinh, chính phủ Trung Quốc những năm gần đây thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích như tặng tiền, tổ chức các chương trình mai mối ở địa phương, hỗ trợ các cặp vợ chồng mới cưới...

Người vợ bật khóc vì áp lực chăm con

Sự quan tâm, thấu hiểu của người chồng ở khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây, Trung Quốc) dành cho người vợ nội trợ nhận được nhiều lời tán dương.

Gen Z quan tâm đến thế giới nội tâm nhiều hơn trước

Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều được giới trẻ đón đọc vì nội dung chân thành, dễ đồng cảm, chạm được vào những suy nghĩ, cảm xúc phức tạp của Gen Z. Nguyễn Đoàn Minh Thư, tác giả của cuốn sách cũng là một người trẻ, một Gen Z sinh năm 2000. Cô tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Tâm lý tại Đại học East Anglia và hiện làm thực tập sinh tư vấn tâm lý cho Bộ Y tế Anh (National Health Service). Nói với Zing, Minh Thư cho biết câu chuyện được viết từ chính trải nghiệm của cô và nhấn mạnh mỗi người chỉ có thể cảm thấy hạnh phúc và bình yên khi hiểu chính mình.

Mai An

Bạn có thể quan tâm